Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Pha Sữa Cho Trẻ Em
Pha sữa cho trẻ em tưởng chừng là một việc đơn giản khi chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất là bé sẽ có được một bình sữa đúng chuẩn. Nhưng thực tế lại cho thấy có rất nhiều bậc phụ huynh mắc những sai lầm khi pha sữa cho trẻ. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để tránh mắc phải sai lầm khi pha sữa cho con bạn nhé.
I. Sai lầm khi pha sữa cho trẻ em
1. Pha nước nóng với nước lạnh để ra được nước ấm
Hầu hết các công ty sản xuất sữa bột cho trẻ em đều yêu cầu pha bằng nước ấm để không làm ảnh hưởng đến các dưỡng chất có trong sữa. Tuy nhiên nước ấm ở đây là nước đun sôi để nguội chứ không phải là sự trộn lẫn giữa nước sôi và nước lạnh. Vì nước lạnh để bên ngoài sẽ không đảm bảo vệ sinh, có thể chứa nhiều vi khuẩn làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý sử dụng nước đun sôi để nguội khoảng 45-50 độ.
2. Pha bằng nước cháo loãng
Với suy nghĩ dùng nước cháo loãng pha con chỉ có lợi là làm tăng dinh dưỡng thêm chứ không có hại gì nên rất nhiều bậc phụ huynh đã áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên các công ty sản xuất sữa bột khuyến cáo rằng cách này không đúng chút nào vì trong sữa đã có đầy đủ dưỡng chất cho trẻ nên dùng nước cháo pha sữa sẽ khiến nồng độ thành phần dinh dưỡng tăng cao, vượt qua giới hạn hấp thụ tiêu hoá qua đường dạ dày của trẻ, làm cho bé chậm tiêu.
Bên cạnh đó, trong quá trình hấp thụ thì tinh bột trong nước cháo và canxi trong sữa đều cạnh tranh để được hấp thu khiến khả năng tiếp nhận canxi của bé giảm đi, dẫn đến trẻ có thể chậm phát triển chiều cao, hệ răng kém phát triển, khó ngủ, còi xương, suy dinh dưỡng.
3. Pha sữa bằng nước khoáng
Để đảm bảo độ an toàn cho nguồn nước pha sữa nên nhiều bố mẹ đã lựa chọn nước khoáng để pha cho con. Tuy nhiên nước khoáng là loại nước uống có chứa nhiều khoáng chất như natri, kali, canxi, magie…phù hợp với người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời mất nhiều mồ hôi, cần bù các chất điện giải. Nếu dùng loại nước này sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc nhiều hơn để thải chất khoáng dư thừa ra ngoài. Việc thận hoạt động quá sức có thể khiến trẻ xuất hiện những biểu hiện như mệt mỏi, khát nước, khô tế bào, lâu dài dẫn đến bệnh cao huyết áp… Vì vậy bố mẹ chỉ cần dùng nước tự nhiên đun sôi để nguội pha cho con là được.
II. Sai lầm về vệ sinh
1. Không kiểm tra độ an toàn của bình sữa
Dấu hiệu an toàn khi mua bình sữa bằng nhựa.
Điều quan trọng nhất khi lựa chọn mua bình sữa cho trẻ em là chất liệu của bình có an toàn với trẻ hay không. Đây là điều quan trọng nhất nhưng nhiều người lại không hay để ý đến bằng kiểu dáng và giá thành.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các loại bình sữa nhựa làm từ nhựa polycarbonate thường có chất BPA (bisphenol A) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu như thường xuyên sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của con, mẹ nên sử dụng những loại bình nhựa được dán nhãn BPA-free (không chất độc hại)
2. Không vệ sinh dụng cụ pha sữa sạch sẽ
Việc vệ sinh bình sữa và dụng cụ pha sữa cho bé là rất cần thiết
Trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vô cùng non yếu nên dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công. Vì vậy mọi đồ dùng của trẻ nhất là dụng cụ ăn uống cần hết sức chú ý đến vấn đề vệ sinh.
Tất cả các dụng cụ ăn uống của trẻ như bình sữa, núm ti giả, thìa, cốc… đều cần được vệ sinh tiệt trùng sạch sẽ rồi mới sử dụng. Đây là việc rất cần thiết đề đảm bảo rằng không có vi khuẩn hay chất bẩn nào trong sữa của trẻ. Cách tốt nhất là các mẹ hãy rửa những dụng cụ này và tráng lại bằng nước sôi ngay trước khi dùng để đảm bảo chúng trong tình trạng sạch sẽ nhất.
3. Không rửa tay trước khi pha sữa
Mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa nhé!
Việc rửa bình và dụng cụ pha sữa sẽ trở nên vô nghĩa nếu như người pha sữa cho trẻ không rửa tay sạch sẽ trước khi pha. Bàn tay chưa được vệ sinh sạch sẽ có thể khiến bình sữa của trẻ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy đừng quên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi pha để đảm bảo sức khỏe cho con yêu.
(0) Bình luận “Những sai lầm thường gặp khi pha sữa cho trẻ em”
Bài viết mới nhất
Thanh Hằng Milk được cấp chứng chỉ FDA
11-01-2022;
Tác dụng và lợi ích của ngũ cốc
24-06-2022;
NHÀ MÁY SẢN XUẤT NGŨ CỐC UY TÍN
21-12-2021;
Tìm hiểu những dưỡng chất có trong sữa
10-12-2021;
Thắc mắc thường gặp khi sử dụng sữa
24-06-2022;
Tags