Cơ Sở Sản Xuất Sữa Chua Uy Tín Cần Có Những Gì?

TIN TỨC 10-12-2021 by nguyenvancung

Là nơi cung cấp các dòng sản phẩm sữa chất lượng mang đến sức khỏe tốt cho người sử dụng. Như chúng ta đã biết sữa chua là một sản phẩm dễ sản xuất và được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon cũng như giá trị dinh dưỡng cao mà nó đem lại. Chính vì lẽ đó rất nhiều người muốn tự lập những cơ sở sản xuất sữa nhỏ lẻ để cung cấp sản phẩm đến một số khu vực nhất định nhưng lại chưa nắm rõ cần điều kiện gì để cơ sở hoạt động hợp pháp. 

Điều cần biết khi mở cơ sở sản xuất sữa chua

I. Sữa chua là gì? Phân loại sữa chua

Sữa chua là một loại thực phẩm bổ sung được làm từ sữa và trải qua quá trình lên men lactic. Chúng thành phẩm có màu trắng, mềm mịn và vị chua dịu nhẹ. Chúng có rất nhiều vitamin và khoáng chất như: Canxi, kẽm, axit lactic, vitamin A, vitamin C… Vì vậy hàm lượng dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này rất cao. Chúng có tác dụng chống tiêu chảy, táo bón tăng cường lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa cao huyết áp, hỗ trợ giảm cân và giúp chị em làm đẹp.

Nếu như trước đây, chúng chỉ có một loại duy nhất thì giờ đây để đáp ứng nhu cầu sở thích của người tiêu dùng, chúng đã trở nên đa dạng hơn. Dưới đây là một số loại sữa chua phổ biến

  • Loại truyền thống: Đây là loại sữa chua phổ biến nhất với dạng sánh mịn, vị chua dịu thơm ngon. Với loại này, các đơn vị sản xuất sẽ dùng sữa nguyên liệu là sữa tươi hoặc sữa bột đem đi xử lí, cấy men lactic rồi được rót vào bao bì. Quá trình lên men diễn ra trong bao bì làm xuất hiện khối đông và tạo cấu trúc đặc trưng cho sản phẩm.
  • Loại dạng khuấy: Với sữa chua dạng khuấy quy trình sản xuất sữa chua uống cũng sẽ tương tự như cách làm sữa chua truyền thống. Tuy nhiên khi khối đông xuất hiện sau quá trình lên men sẽ bị phá huỷ một để tạo thành loại dạng khuấy. Sữa chua dạng khuấy sẽ không có cấu trúc gel mịn và đồng nhất như sữa chua truyền thống.
  • Loại uống: Tương tự như quy trình sản xuất sữa chua dạng khuấy nhưng khác biệt ở chỗ khối đông sẽ bị phá huỷ hoàn toàn. Sản phẩm sẽ có dạng lỏng và khi sử dụng người dùng không cần sử dụng muỗng.
  • Loại đông lạnh: Đây là sản phẩm sữa chua có dạng tương tự như kem quá trình lên men sữa được thực hiện trong thiết bị chuyên dùng, tiếp theo hỗn hợp sau lên men sẽ đươc đem đi xử lí và lanh đông để làm tăng độ cứng cho sản phẩm rồi bao gói.

Ngoài ra để đa dạng hóa sản phẩm, ngày nay người ta thường bổ sung trái cây, hương liệu vào chúng để sản phẩm hấp dẫn hơn.

II. Quy trình của cơ sở uy tín

Sữa chua là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp Pasteur ở nhiệt độ 80 - 90oC.

Quy trình của cơ sở sản xuất chúng thường được diễn ra như sau:

Lựa chọn sữa nguyên liệu đạt chuẩn → Đưa sữa đi phối trộn → Gia nhiệt → Đồng hoá sữa lần 1 → Làm lạnh → Ageing → Thanh trùng → Đồng hoá sữa lần 2 → Hạ nhiệt → Cấy men → Ủ → Làm lạnh → Chuyển qua bồn rót → Đóng gói, dán nhãn.

  • Nguyên liệu: Lựa chọn nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn như sữa bột, sữa tươi, sữa đặc
  • Phối trộn: Phối trộn sữa với các nguyên liệu phụ thật đồng đều
  • Gia nhiệt: Sữa nguyên liệu sẽ được đưa vào bồn gia nhiệt để nâng lên nhiệt độ 60oC cho thích hợp quá trình đồng hoá
  • Đồng hoá lần 1: Quá trình đồng hóa được thực hiện ở áp suất cao khoảng 200 bar bằng hệ thống bơm pitton để phá vỡ các hạt béo vào trong nguyên liệu và phân tán các chất khác nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Làm lạnh: Dòng sữa được cho qua thiết bị trao đổi nhiệt để nhiệt độ còn 5oC. Dẫn tới bồn ageing.
  • Quá trình Ageing: Sữa được để yên trong bồn 1-2 giờ, ở nhiệt độ 5oC.
  • Thanh trùng: Quá trình thanh trùng nhiệt độ của sữa sẽ được nâng nhiệt lên mức nhiệt cao 95oC trong 1 phút.
  • Đồng hoá lần 2: Đồng hóa được thực hiện ở 95oC, 200 bar.
  • Hạ nhiệt: Sữa được giảm nhiệt độ thích hợp cho quá trình lên men của vi khuẩn lactic (43oC)
  • Cấy men: Men được sử dụng là giống vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus (hình que) và Streptococus thermophilus (hình cầu) thuộc chủng Streptococea, họ Lactobacteriaceas. Lượng men bơm vào chiếm 5% tổng khối lượng sản phẩm.
  • Giai đoạn ủ: 43oC; 4 -5 giờ, pH sau ủ khoảng 4,7 - 4,8. Ủ nhằm mục đích tạo đủ thời gian, tạo điều kiện thích hợp cho quá trình lên men chuyển hoá đường lactose thành acid lactic.
  • Làm lạnh: 15oC để hạn chế quá trình lên men. 
  • Bồn rót: Sau làm lạnh, sữa được chuyển sang bồn rót để chuẩn bị đóng gói
  • Đóng gói, dán nhãn: Cuộn nhựa được tiệt trùng ở 115oC, đem dập khuôn và chuyển đến bồn rót. Sữa chua được rót vào và dán nhãn (nhãn được tiệt trùng bằng tia hồng ngoại).

III. Thủ tục thành lập cơ sở

Điều cần biết khi mở cơ sở sản xuất sữa chua

Thị trường có rất nhiều những nhãn hàng sữa chua nổi tiếng nhưng người tiêu dùng vẫn luôn mong muốn tìm kiếm thêm những sản phẩm mới để đa dạng hóa lựa chọn của mình. Chính vì thế rất nhiều cơ sở mới đã ra đời. Nếu bạn cũng đang ấp ủ dự định thành lập một cơ sở sản xuất thì những thông tin về thủ tục cần thực hiện dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

1. Hồ sơ Đăng ký kinh doanh

1.1. Với hộ gia đình: (nếu bạn dự định kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh)

  • Giấy đề nghị ĐKKD
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  • Hợp đồng thuê nhà (nếu địa điểm kinh doanh là thuê) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu mặt bằng dự định tổ chức kinh doanh.

1.2. Hồ sơ đăng ký thành lập DN (nếu bạn dự định kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp, công ty sản xuất sữa)

  • Giấy đề nghị ĐKKD
  • Dự thảo điều lệ (đối với hình thức Công ty TNHH, công ty cổ phần)
  • CMND bản sao của cá nhân/ những  cá nhân tham gia thành lập công ty

2. Đăng ký lĩnh vực kinh doanh 

Lĩnh vực kinh doanh của gia đình bạn là sản xuất sữa chua, do đó sau khi đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Sở Công thương (tìm hiểu chi tiết tại: Thông tư 29/2012/TT-BCT)

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc của bạn về các sản phẩm sữa chua cũng như cách thức để thành lập được một cơ sở tốt, các nhà sản xuất sữa ở Việt Nam. Nếu còn có thông tin cần chia sẻ thêm hãy cho chúng tôi biết qua phần comment cuối bài viết này nhé.

 

(0) Bình luận “Cơ Sở Sản Xuất Sữa Chua Uy Tín Cần Có Những Gì?”

Bình luận

Nội dung *

Họ tên *

Email *