Quy Trình Sản Xuất Sữa Non Bạn Nên Biết

TIN TỨC 24-06-2022 by nguyenvancung

Quy trình sản xuất sữa non thực tế là sản xuất sữa đầu tiên sau khi trẻ sinh ra và được hình thành trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Sữa non có rất nhiều dưỡng chất và kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn mới sinh. Mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích nhưng sữa non chỉ xuất hiện một lần duy nhất nên các nhà khoa học và các nhà máy sản xuất sữa bột đã tiến hành nghiên cứu quy trình sản xuất sữa để có được những sản phẩm dành cho trẻ và cả người lớn cần bổ sung dinh dưỡng sử dụng lâu dài.

Nguyên liệu sản xuất sữa non

Nguyên liệu cho quy trình từ sữa non của bò

Nguyên liệu được lấy từ sữa non của bò. Sữa non sẽ được lấy từ lần vắt sữa đầu tiên sau khi bê con được sinh ra vì sữa này sẽ có hàm lượng dinh dưỡng ở mức cao nhất.

Thông thường sau khi sinh, mỗi con bò mẹ sẽ tạo ra khoảng 12 lít, bê con sẽ được uống 2 lít trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh để khởi động hệ thống miễn dịch và 2 lít nữa khoảng 3 giờ sau khi sinh. Lượng sữa non còn lại sẽ được thu hoạch để làm nguyên liệu sản xuất sữa non.

Sữa non sau khi được thu thập từ các trang trại sẽ được đưa vào bảo quản trong xe bồn chuyên dụng sau đó được đưa về nhà máy để tiến hành kiểm tra chất lượng đầu vào.

Quy trình

Nhà máy sản xuất sữa non tiêu chuẩn quốc tế

Tất cả nguyên liệu trước khi được đưa vào sản xuất phải đáp ứng được các yêu cầu chất lượng khắt khe. Quy trình chỉ thu thập sữa từ các trang trại được chỉ định để đảm bảo tuân thủ chất lượng từ khâu chăn nuôi, đến khâu vắt sữa. Nguyên liệu sẽ trải qua các cuộc thử nghiệm độc lập và các xét nghiệm cần thiết nhằm đảm bảo chúng được thu thập từ lần vắt sữa đầu tiên, không có vi sinh vật có hại cũng như không có chất pha trộn.

Sau khi sữa nguyên liệu trải qua quá trình kiểm định đảm bảo chất lượng sẽ được trải qua quá trình thanh trùng với dây chuyền hiện đại, đảm bảo vệ sinh.

Chúng sẽ được thanh trùng theo đợt và sấy hơi gián tiếp nhiệt độ thấp để bảo toàn hiệu quả và hoạt tính sinh học vốn có của sữa non.

Các công ty sản xuất sữa non đạt tiêu chuẩn cần có máy thanh trùng đặc biệt nhiệt độ cao thời gian ngắn (HTST) để đáp ứng tất cả các yêu cầu về quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Thông thường chúng sẽ được ứng dụng phương pháp thanh trùng flash (tối thiểu 161°F hoặc 72°C trong tối thiểu 15 giây) nhằm loại bỏ các mầm bệnh có khả năng gây hại, trong khi đó globulin miễn dịch, peptide và các protein quan trọng sinh học khác vẫn giữ được hoạt tính sinh học ban đầu.

Sau khi thanh trùng ở nhiệt độ cao sữa non sẽ được sấy khô bằng hơi nước gián tiếp với áp suất và nhiệt độ thấp (dưới 145°F hoặc 63°C) để tạo ra một loại bột chất lượng cao trong khi bảo vệ các protein của sữa non.

Quy trình sản xuất sữa sữa bao gồm ba giai đoạn:

  • Gia tăng nhiệt độ của sữa lên đến nhiệt độ thanh trùng  
  • Giữ sữa ở nhiệt độ cần thanh trùng trong một khoảng thời gian phù hợp.
  • Làm nguội sữa về nhiệt độ thích hợp.

Tiếp sau quá trình thanh trùng sữa non sẽ được trải qua quá trình cô đặc để tách bớt một lượng nước ra khỏi sữa để tiết kiệm chi phí cho quá trình sấy sữa tiếp theo.

Sữa sau khi đã được cô đặc đến độ khô 35 - 40% sẽ được đem sấy khô, nghiền thành bột, sữa thành phẩm thu được sẽ có độ khô 90 - 96%, độ ẩm 4 - 10%.

Các công ty sản xuất sữa ở Việt Nam thường áp dụng cả công nghệ tích tụ và công nghệ khởi tạo vào quy trình để cho ra thành phẩm bột dễ hòa tan nhất. Lợi thế của phương pháp này cho phép khách hàng dễ dàng sử dụng sữa non hơn trong các hình thức như gói, viên nang, viên nén, mỹ phẩm và hỗn hợp nước uống.

Quy trình kiểm soát chất lượng kỹ lưỡng

Một sản phẩm chất lượng cao đòi hỏi phải tuân thủ các quy trình GMP (Thực hành sản xuất tốt được chứng nhận) và các quy trình HACCP (Phân tích mối nguy và kiểm soát quan trọng) đang được tuân thủ trong toàn bộ quy trình sản xuất.

Mỗi lô sản phẩm sữa non được phân tích kỹ lưỡng trước khi giao hàng để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn. Hóa phân tích, vi sinh và các xét nghiệm cần thiết khác được thực hiện bằng AOAC hoặc các phương pháp thử nghiệm được phê duyệt khác. Các công ty sản xuất sữa sẽ kiểm tra và chứng nhận hàm lượng immunoglobulin G (IgG) trong bột đủ hàm lượng và đạt tiêu chuẩn xuất xưởng.

 

(0) Bình luận “Quy Trình Sản Xuất Sữa Non Bạn Nên Biết”

Bình luận

Nội dung *

Họ tên *

Email *